Thời gian sống của muỗi và vòng đời

I. Thời gian sống của muỗi

Vòng đời của muỗi rất ngắn gần như chỉ được tính theo ngày. Tùy thuốc vào nhiệt độ môi trường và đặc điểm của từng loài mà chúng có vòng đời khác nhau. Ví dụ, loài Culex có thể sống khoảng 14 ngày khi ở nhiệt độ 210 C và sống khoảng 10 ngày khi ở 270C. Tuy nhiêu cũng có loài có thể sống được thời gian kéo dài đến vài tháng, bên cạnh đó có loài chỉ có thể sống được 4 ngày. Thông thường thời gian sống của chúng nằm trong khoảng 10 – 16 ngày.

Thời gian sống của muỗi cái thường dài hơn so với muỗi đực điều này được lý giải do chế độ thực phẩm của chúng khác nhau. Muối cái hút máu người và động vật còn muỗi đực chỉ hút nhựa cây điều đó dẫn tới sự khách nhau về thời gian tồn tại của chúng.       

II. Vòng đời của muỗi trải qua 4 giai đoạn

2.1. Bắt đầu từ trứng:

Mỗi loại muỗi có cách đẻ trứng khách nhau. Nhưng chúng đều chọn khu vực thoáng mát và ẩm ướt. Loài Culex, Culiseta, Anopheles đẻ trứng của chúng trên mặt nước, trong khi loài Aedes, Ochelerotatus đặt trứng của chúng trên vùng đất ẩm ướt. Sự khác nhau về địa điểm đặt trứng khiến cách đẻ trứng của mỗi loài muỗi khách nhau. Đối với những loài đẻ trứng trên mặt nước thì trứng của chúng sẽ được kết dính lại với nhau thành từng bè trứng và nổi trên mặt nước, số lượng trứng có thể lên đến 200 trứng. Ngược lại những loại đẻ trứng trên mặt đất lại đẻ dời từng quả trứng. Trứng trong điều kiện thuận lợi sẽ nở sau vài ngày. Tuy nhiên khi trứng không gặp nước thì phải mất thời gian dài mới nở và có những quả trứng có thể tồn tại được đến vài tháng.

2.2. Trứng phát triển thành bọ gậy

Trứng gặp nước và nở thành bọ gậy. Bọ gậy hay còn gọi là loăng quăng là một dạng ấy trùng của muỗi. Bọ gây có đầu và lông phủ quang người, tuy nhiên ở giai đoạn này chúng chưa phát triển chân. Chúng sử dụng vi khuẩn, vi sinh vật và tảo trong nước để phát triển. Nguồn thực phẩm dồi dào sẽ đẩy nhanh quá trình phát triển của bọ gậy và ngược lại. Thời gian phát triển của bọ gậy là từ 4 -7 ngày hoặc lâu hơn nếu thiếu thức ăn. Bọ gậy có kịch thước ban đầu khoảng 1,5mm và phát triển đên khoảng 9mm để phát triển sang giai đoạn tiếp theo.

2.3. Giai đoạn thứ 3 là Nhộng

Nhộng có hình dấu phẩy, đầu to hơn so với bọ gậy thời gian tồn tại của nhộn chỉ khoảng 2 – 3 ngày sau đó sẽ trở thành muỗi trưởng thành. Nhộn vẫn tồn tại trong môi trường nước giống loăng quăng tuy nhiên hình dáng và kích thước thay đổi khá khác so với bọ gậy. Chúng di chuyển nhiều hơn nhờ đuôi và mạnh mẽ và bơi xa hơn. Sau thời gian phát triển thành nhộn chúng tiến tới giai đoạn cuối cùng.

2.4. Muỗi trưởng thành

Nhộn sẽ ngoi lên bờ và bắt đầu quá trình thành muỗi, chúng bắt đầu mọc cánh, vòi, chân cùng các bộ phận khác. Muỗi đức sẽ bắt đầu quá trình hút nhựa cây để sinh trưởng, còn muỗi cái hút máu người và động vật để lại các vết thương lâu lành và truyền bệnh nguy hiểm cho con người như: sốt xuất huyết, sốt virus, viên não Nhật Bản… Sự xuất hiện của muỗi cái là phiền toái và ảnh hưởng xấu đến con người và động vật. Chúng hút máu, truyền bệnh và lấy cả sinh mạng con người. Vì vậy, cần phải tiêu diệt muỗi.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

0966 888 412 FaceBook Zalo